CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC MẶT (Phần I)

22, tháng 06, 2023

HIỆU QUẢ CỦA CÔNG NGHỆ TRỘN ĐA TIA, PHẢN ỨNG TẠO BÔNG VI THUỶ LỰC 3D TRONG DÂY CHUYỀN XỬ LÝ NƯỚC MẶT

Công nghệ trộn đa tia (Multi Point Injection, MPI) là phát minh mới của TS Rusnandi Garsadi. Trong công nghệ này động năng là nguồn năng lượng được sử dụng để trộn đều hóa chất trong vòng 1 đến 2 giây. Các tấm hướng dòng được lắp đặt bên trong bộ trộn, khiến dòng nước đổi chiều liên tục, tạo dòng chảy rối. Ngoài ra, MPI với 4 điểm châm hóa chất, do đó hàm lượng phèn hoặc PAC châm vào sẽ được hoà trộn hầu như 100%, không bị thất thoát. Các hệ thống xử lý nước mặt hiện nay đa số có lượng PAC sử dụng trung bình từ 20 đến 30 g/m3, tuỳ theo độ đục của nước nguồn. Nhưng khi áp dụng MPI vào quá trình xử lý, lượng PAC tiêu thụ sẽ giảm xuống còn 10 đến 15 g/m3.

 

 

Công nghệ phản ứng Micro Hydraulic 3-D chia bể phản ứng tạo bông ra làm các ngăn nhỏ. Như chúng ta biết, hai giai đoạn đầu tiên, trộn chất keo tụ và phản ứng tạo bông là quan trọng nhất trong dây chuyền xử lý nước mặt. Nếu bông cặn không kết tủa tốt và các bông không lớn thì khâu lắng và lọc sẽ không hiệu quả, chất lượng nước đầu ra kém và hệ thống không đạt công suất thiết kế, hao tốn nhiều hóa chất.

Do đó ở mỗi ngăn, các vòng xoáy vi thuỷ lực với các cường độ được tính toán khác nhau chảy qua tấm hướng dòng, và giảm dần từ ngăn phản ứng 1 – 8 (thời gian keo tụ khoảng 15 phút) để tạo ra nhiều bông cặn lớn, dễ lắng. Từ ngăn phản ứng 9 – 12 là ngăn ổn định, tránh tình trạng vỡ bông bùn. Quá trình phản ứng sẽ khai thác được công suất tối đa của mặt bằng và kết cấu hiện hữu cùng chất lượng nước tốt nhất. Công suất hiện hữu có thể tăng từ 2 đến 3 lần. Lượng hoá chất sử dụng cũng sẽ thấp hơn nhiều.

 

 

 

Đối với các NMN áp dụng công nghệ xử lý truyền thống, khi áp dụng công nghệ Micro Hydraulic vào hệ thống xử lý thì có thể tăng công suất gấp 2 – 3 lần so với thiết kế ban đầu. Không chỉ giữ nguyên được mặt bằng sử dụng hiện hữu cho cụm xử lý, mà kết cấu về công trình cũng không thay đổi và chi phí đầu tư thấp. Ngoài ra, trong suốt quá trình vận hành lượng hóa chất tiêu thụ lại rất thấp.